Mẹo tránh tình trạng kiệt sức

Mẹo tránh tình trạng kiệt sức

Tình trạng kiệt sức là một trạng thái mệt mỏi cao về mặt tinh thần hoặc thể chất. Tình trạng này ảnh hưởng tới nhà sáng tạo rất nhiều, đặc biệt là sức khỏe của họ. Tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi đã xây dựng nên bài viết này và một vài video bên dưới để bạn có thể hiểu rõ về tình trạng kiệt sức, cũng như biết cách đối phó ra sao.

Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng kiệt sức là bạn không cảm thấy hứng thú với việc sản xuất video nữa, bạn dần cạn ý tưởng, bạn không còn thấy mình năng suất nữa và rồi bạn dừng hẳn việc sản xuất video. Rất nhiều nhà sáng tạo đã chia sẻ rằng họ cảm thấy kiệt sức và buộc phải dừng sản xuất video, một vài người ngừng sản xuất trong một thời gian nhất định, một vài người ngừng hẳn. Có một điều chắc chắn là bạn không nên phớt lờ dấu hiệu này mà thay vào đó bạn nên nghĩ tới việc thay đổi một vài thói quen để có thể đảm bảo sức khỏe của mình. Nếu bạn muốn tiếp tục làm những gì bạn yêu thích và tương tác với người theo dõi thì bạn cần phải chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt hơn. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:


Theo dõi sức khỏe bản thân bằng cách đi khám định kỳ
Tập thể dục là cách hữu ích để giúp cơ thể giảm thiểu độc tố và ức chế. Bạn không nhất thiết phải đi ra ngoài và tập những bài tập nặng nhọc, chỉ cần tập luyện thường xuyên một môn thể thao nào đó cũng đem lại hiệu quả đáng kể. Hãy nhớ ngủ đủ giờ để cơ thể có thể hồi phục năng lượng một cách tự nhiên.


Đến những nơi không công nghệ
Mục đích của việc này là nhằm giúp bạn hạn chế sự lệ thuộc vào công nghệ, chỉ sử dụng điện thoại trong trường hợp khẩn cấp, để mỗi khi bạn đi lên rừng xuống biển hay bất cứ nơi nào cũng sẽ tập trung tận hưởng khoảnh khắc và không gian hiện tại. Hãy cho bản thân những khoảng thời gian nghỉ ngơi khỏi chuỗi ngày luôn phải trực tuyến trên mạng. Hãy giữ tần suất sử dụng công nghệ hợp lý, giống như khi bạn để chiếc điện thoại mình nghỉ ngơi để sạc pin. Và sau mỗi khoảng nghỉ ngơi đó bạn sẽ lại có thêm nhiều điều để chia sẻ từ những kỳ nghỉ và những ý tưởng đó đến một cách hoàn toàn tự nhiên.


Tích cực trong suy nghĩ, tích cực trong hành động
Làm sẽ khó hơn nói nhưng nếu bạn để ý xung quanh, bạn sẽ thấy rất nhiều điều tích cực đáng để tâm. Những điều đó có thể vừa khiến bản thân bạn cảm thấy tốt hơn vừa thấy cuộc sống bớt áp lực hơn hoặc những gì mình làm có ý nghĩa hơn. Bạn thường ngộ nhận những điều tích cực là sự hiển nhiên và phớt lờ nó rồi chỉ bận tâm tới những điều tiêu cực. Rất nhiều người cảm thấy phải làm những điều to tát thì mới có thể suy nghĩ tích cực được nhưng hóa ra mọi thứ vận hành theo chiều ngược lại. Nếu bạn tập trung vào những điều tích cực, dù là nhỏ bé nhất nhưng khiến bạn vui thì bạn sẽ luôn có thể lạc quan trước mọi việc. 


Dành thời gian bên bạn bè
Túm lấy một người bạn hoặc hẹn cả nhóm tụ tập đi chơi cùng nhau. Ghi nhớ những gì bạn làm và lưu giữ những kỷ niệm đó. Tự nhắc nhở bản thân gạt khỏi tâm trí những người khiến ngày của bạn trở nên tồi tệ hoặc tập trung vào những điều tích cực để những điều tiêu cực không thể ảnh hưởng tới bạn nữa. 


Chú trọng các bữa ăn
Nếu chế độ ăn hiện tại của bạn chứa nhiều đường và đạm thì bạn cần phải xem xét và thay đổi ngay cách ăn uống. Ăn uống lành mạnh cung cấp cho cơ thể bạn những dinh dưỡng cần và đủ để bạn có thể duy trì thể trạng tốt nhất. Nếu bạn ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ thì bạn cần thêm vào chế độ dinh dưỡng thịt cá, chất xơ và hoa quả. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng được chế độ ăn phù hợp nhất cho bản thân. 


Bạn có thể xem video dưới đây để hiểu chi tiết hơn.





    • Related Articles

    • Mẹo giúp bạn trở nên thu hút trước ống kính máy quay

      Chúng tôi biết việc đứng trước ống kính không hề dễ dàng, và còn khó khăn hơn để kết nối với khán giả của mình, thế nên bạn có thể tham khảo một vài mẹo giúp trở nên thu hút trước ống kính máy quay trong bài viết này. Tạo dáng phù hợp Đứng thẳng ...
    • Có thể tạo nội dung vừa mang tính giáo dục vừa mang tính giải trí không?

      Nếu bạn có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó hoặc nếu bạn muốn chia sẻ hiểu biết của mình với mọi người thì đây là những gợi ý giúp bạn tạo nội dung. Nhớ rằng bạn luôn có thể điều chỉnh những hướng dẫn này theo ý mình nhé. CÁC LOẠI NỘI DUNG ...
    • Tính năng tự đánh giá của Youtube là gì và nó hoạt động như thế nào?

      Youtube đang chạy thử nghiệm trên một số kênh Youtube mà ở đó cho phép nhà sáng tạo tự đánh giá videos của họ, như là cách họ tự đánh giá về nguyên tắc nội dung thân thiện với nhà quảng cáo. Đến một giai đoạn nào đó khi tính năng này được phổ biến ...
    • YouTube Chapters - Tính năng mới giúp phát triển kênh

      Gần đây YouTube giới thiệu một tính năng mới có tên "Video Chapters" cho phép bạn tạo các dấu mốc trên thanh hiển thị thời gian của video. Các mốc được tạo dựa trên thông tin bạn nhập vào phần mô tả video, thế nên bạn có thể dễ dàng thêm các mốc này ...
    • Cách sản xuất video âm nhạc

      Nếu âm nhạc là sở trường của bạn thì chúng tôi có một vài mẹo và lời khuyên hữu ích dành cho bạn. Lựa chọn bài hát tối ưu nhất cho bạn và ban nhạc Nghĩ đến một bài hát phổ biến mà bạn có thể sáng tạo từ đó và làm lại nội dung. Tại sao lại chọn một ...