Brans deal là gì và tôi tìm kiếm chúng bằng cách nào?

Brand deal là gì và tôi tìm kiếm chúng bằng cách nào?

Nếu bạn đang có ý định nâng tiềm năng kênh thì việc sử dụng brand deal là lựa chọn hàng đầu đấy. Các thương hiệu liên tục tìm kiếm những người có tầm ảnh hưởng để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Nếu tập khán giả của bạn trùng với khách hàng tiềm năng mà nhãn hàng đó nhắm tới, đồng thời bạn có tầm ảnh hưởng và mối quan hệ tốt với khán giả của mình thì bạn đang tiến rất gần tới việc có được brand deal rồi. Thương hiệu nào cũng muốn bán được hàng. Nếu khán giả của bạn tin tưởng và đề cao đánh giá của bạn thì bạn có khả năng giúp được các thương hiệu kia tạo doanh thu, đặc biệt nếu bạn có lượng lớn người đăng ký và theo dõi trung thành. 

Brand deal là gì?
Brand deal là mối quan hệ giữa nhà sáng tạo và các thương hiệu sản phẩm, đôi khi đây cũng được coi là tài trợ thương hiệu.

Branded content là gì?
Branded content là nội dung định hướng thương hiệu, nội dung này thường được một thương hiệu chi trả nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình theo một cách nào đó.

Tích hợp thương hiệu là gì?
Tích hợp thương hiệu là một dạng nội dung định hướng thương hiệu mà nhà sáng tạo xây dựng nhằm quảng bá một sản phẩm/dịch vụ trong video của mình một cách tự nhiên và liền mạch nhất có thể.

Lợi ích cho bạn và thương hiệu:
  1. Tăng nguồn thu nhập và tiếp cận với các sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu đó (bao gồm mã giảm giá coupon để chia sẻ/tặng cho khán giả).
  2. Những sản phẩm có thể khơi dậy ý tưởng cho các video mới.
  3. Khán giả của bạn có thể được hưởng lợi từ thông tin về sản phẩm/dịch vụ mới.
  4. Tăng tầm ảnh hưởng kênh và mở ra cơ hội nghề nghiệp ngoài YouTube.
  5. Thương hiệu được quảng bá và mở rộng thị trường mục tiêu.
Các thương hiệu tìm đến cả kênh lớn và nhỏ, cơ hội kiếm brand deal của bạn phụ thuộc vào những gì bạn có thể mang lại cho thương hiệu và mức giá bạn đưa ra (hoặc điều kiện) đối với dịch vụ bạn cung cấp. Một số nhà sáng tạo có thể từ chối brand deal vì những sản phẩm cần quảng bá không phù hợp với tập khán giả hoặc phong cách của người xem. 
Vậy nên dưới đây là một số mẹo dành cho bạn:

Hợp tác với thương hiệu mà chính bạn cũng tin tưởng
Nếu sản phẩm/dịch vụ đó không có ý nghĩa đối với bạn và khán giả, hoặc bạn nhận thấy đó không phải là thương hiệu bạn có thể đồng hành, thì bạn có thể cân nhắc để bỏ qua thỏa thuận này.

Minh bạch với khán giả của mình
Những gì bạn nghĩ người xem có thể hưởng lợi nhiều nhất đôi khi không phải là những gì họ muốn. Hãy tìm hiểu kỹ loại sản phẩm hoặc video nào khán giả muốn xem. Nếu bạn không chắc chắn thì hãy hỏi ý kiến của những nhà sáng tạo nội dung khác.

TÌM KIẾM THƯƠNG HIỆU

Nghiên cứu thương hiệu để hiểu giá trị của chúng
Đây là một bước quan trọng. Ở bước này bạn nên đánh giá xem thương hiệu đó có cùng tập khách hàng với khán giả, đối tượng mục tiêu và chủ đề của bạn không.

Lắng nghe khán giả của bạn
Thông tin người xem có thể giúp bạn nắm được kênh nào phù hợp. Khán giả của bạn muốn thấy bạn kết hợp với những thương hiệu phù hợp với kênh và có ý nghĩa với cả bạn và họ.

Tìm các thương hiệu phù hợp với kênh bạn
Đừng chọn bừa thương hiệu, đảm bảo rằng chúng phải phù hợp với kênh của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn đang sẵn sử dụng một số thiết bị để sản xuất nội dung (như các loại máy ảnh, máy quay) thì bạn có thể liên hệ với công ty của hãng thiết bị này để hợp tác.

TIẾP CẬN THƯƠNG HIỆU

Nền tảng tài trợ
Nền tảng tài trợ là các thị trường trực tuyến như FameBit bởi YouTube. Những nền tảng này thường là nơi để tìm cơ hội tài trợ.

Chủ động liên hệ với các thương hiệu
Thu hút sự chú ý của các thương hiệu qua các sự kiện, mạng xã hội, trang web của họ hoặc đến tận văn phòng của họ để gặp gỡ. Xây dựng mối quan hệ và liên kết với thương hiệu để bạn có thể nhanh nhạy với bất cứ cơ hội nào trong tương lai. 

Thiết lập danh mục hồ sơ của bạn cho các thương hiệu thấy:
  1. Thống kê số lượng khán giả và người đăng ký.
  2. Thành tích bạn đạt được.
  3. Ví dụ về nội dung bạn yêu thích.
  4. Các thương hiệu bạn từng hợp tác (và số liệu thống kê có thể chia sẻ từ các công ty này).
  5. Điểm độc đáo bạn có thể đem đến cho khách hàng.
  6. Giá trị của bạn và điều bạn có thể làm cho các thương hiệu.
Dưới đây là những điều bạn cần thể hiện trong thư giới thiệu của mình:
  1. Câu chuyện ấn tượng tốt với thương hiệu hoặc bộ truyền thông của bạn.
  2. Tại sao khán giả lại quan tâm tới thương hiệu của bạn (lý do họ quan tâm là gì, lý do nó phù hợp với khán giả, việc tiếp cận khán giả của bạn có thể đáp ứng yêu cầu của thương hiệu không, nếu khán giả của bạn đã biết đến thương hiệu rồi thì bạn có thể thúc đẩy mua sắm như nào).
  3. Tầm nhìn của bạn về mối quan hệ đối tác.
  4. Tầm nhìn của bạn về sự hợp tác thành công và các đề xuất sáng tạo về cách lồng ghép thương hiệu vào video của bạn.
  5. Ví dụ về nội dung tương tự và thành công mà bạn đã sản xuất trước kia.
  6. Thông tin chi tiết cho thấy bạn quan tâm tới sự thành công của thương hiệu (như việc đề nghị đăng nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội, dẫn chứng link liên kết trong phần mô tả video, hoặc những cách cải tiến khác bạn có thể tăng doanh thu cho thương hiệu).
Bạn cũng không nên quá thất vọng khi họ không phản hồi hoặc từ chối bạn. Điều này vẫn xảy ra thường xuyên, có thể do bạn không phải kênh tiếp cận phù hợp mà họ cần. Điều quan trọng là bạn vẫn tiếp tục phát triển kênh của mình và những cơ hội mới sẽ đến với bạn. Rồi lúc đó bạn sẽ bất ngờ khi những thương hiệu lớn chủ động liên hệ với bạn đấy.

Để biết thêm chi tiết về brand deal và cách tìm kiếm chúng, bạn có thể xem những video dưới đây:







    • Related Articles

    • Tipalti là gì và nó hoạt động như thế nào?

      Tipalti là gì? Tipalti là một phương thức thanh toán mà Freedom! cung cấp cho đối tác của chúng tôi. Tipalti là một hệ thống tự động hóa thanh toán toàn cầu để quản lý, thực hiện và đối chiếu toàn bộ quá trình thực hiện thanh toán ra nước ngoài cho ...
    • Content ID là gì và sử dụng thế nào?

      Khi bạn hoạt động trên YouTube đủ lâu và nội dung bạn sản xuất dần trở nên phủ sóng, hẳn sẽ xuất hiện những đối tượng lấy cắp nội dung của bạn và đăng tải lại trên các nền tảng mạng xã hội. Những hành động này sẽ làm giảm tiềm năng thu nhập và phá ...
    • Hành vi khiếm nhã trên Youtube - Kênh của bạn bị tắt kiếm tiền như thế nào

      Trong những nguyên tắc thân thiện với nhà quảng cáo của Youtube, có một phần dành riêng để nói đến sự thô tục & hành vi khiếm nhã. Với những trường hợp Youtube đã áp dụng chính sách này và tắt kiếm tiền những videos đang phát triển, chúng tôi muốn ...
    • Tính năng tự đánh giá của Youtube là gì và nó hoạt động như thế nào?

      Youtube đang chạy thử nghiệm trên một số kênh Youtube mà ở đó cho phép nhà sáng tạo tự đánh giá videos của họ, như là cách họ tự đánh giá về nguyên tắc nội dung thân thiện với nhà quảng cáo. Đến một giai đoạn nào đó khi tính năng này được phổ biến ...
    • Paypal là gì và làm sao để nhận tiền thông qua Paypal?

      Paypal là gì? PayPal là một trong những dịch vụ thanh toán an toàn nhất và được thiết lập sẵn, cho phép bạn gửi và nhận thanh toán qua một ví trực tuyến. PayPal có sẵn ở hơn 200 quốc gia và hỗ trợ hơn 25 loại tiền tệ. Freedom! có thanh toán cho đối ...